tháng 11 2013

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Cách gì chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản?


Tôi đã uống rất nhiều thuốc nhưng không đỡ. Đến khi tôi đến Viện Lão khoa khám thì bác sĩ nói tôi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (biểu hiện là cảm giác nghẹn họng), tôi đã điều trị hơn 3 tháng thuốc chữa bệnh này thì có đỡ cảm giác nghẹn nhưng khi gặp việc gì căng thẳng thì triệu chứng đó lại xuất hiện. Thượng vị của tôi luôn cảm thấy đầy, tức, khó chịu nhất là khi ăn no.
Tôi xin hỏi có bạn nào bị như tôi và đã điều trị khỏi không? Xin mách giùm tôi nhé, vì bệnh rất ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Diệp Ngọc  

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Bé bị trào ngược dạ dày - thực quản, dinh dưỡng thế nào là hợp lý?


Hàng ngày cháu ăn 2 bữa bột mặn vào buổi sáng và tối, một bữa ngọt vào buổi trưa (bằng 2/3 bát cơm), sữa uống 400 ml mỗi ngày. Như vậy có cho ăn nhiều quá không? Ở tuổi này chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý?
 Trả lời:
Con bạn 7 tháng rưỡi với cân nặng và chiều cao như vậy là phát triển bình thường, Để biết cháu ăn uống có hợp lý không thì cần theo dõi cân nặng cho cháu hàng tháng (trung bình ở trẻ 6 – 12 tháng, mỗi tháng trẻ tăng khoảng 500g ), nếu cháu tăng cân đều đặn chứng tỏ cháu được nuôi dưỡng đúng.
Hiện cháu ăn 3 bữa bột và uống 400 ml sữa như vậy là được rồi. Lượng của mỗi bữa ăn ở tuổi này là một bát bột đặc 200ml, nhưng do cháu bị trào ngược dạ dày- thực quản nên ăn nhiều thì bị nôn trớ, như vậy bạn nên chia ra cho cháu ăn nhiều bữa hơn (có thể là 4- 5 bữa) để cháu không bị nôn, vì khi cháu ăn xong bị nôn trớ sẽ bị mất dịch vị , dù có cho cháu ăn lại cũng không tiêu hoá được, vì thế ít lên cân.
Để cháu tăng cân tốt, bạn lưu ý bát bột ngoài các chất như thịt, cá, trứng, sữa…bạn nên cho thêm 1 đến 2 thìa cà phê dầu ăn hoặc mỡ (2 bữa mỡ, một bữa dầu ăn) để tăng thêm năng lượng trong khẩu phần ăn của bé.
Ngoài ra bạn nên cho cháu ăn thêm hoa quả tươi để cung cấp các vitamin cho bé, ngoài uống sữa bột, bạn cũng nên cho cháu ăn thêm sữa chua, pho mát cũng rất tốt. Thức ăn đặc sẽ giúp cho cháu đỡ bị nôn trớ hơn.
Một điều cần chú ý là khi cháu bị nôn, nếu ra mũi, bạn nên hút mũi cho cháu và vệ sinh mũi, miệng thường xuyên để tránh viêm đường hô hấp ở trẻ bị trào ngược dạ dày- thực quản.
Bác sĩ Cao Thị Hậu
Showroom Mummybear & Phòng tư vấn sức khỏe trẻ em (miễn phí):
2F Quang Trung, 39 Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: 04.39369716 / 04. 39369717.
website:
www.mummybear.com ;email: vietanh@mummybear.com

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Dấu hiệu bất thường của trào ngược a xít



(TNO) Nhận biết chính xác các dấu hiệu của chứng trào ngược a xít giúp việc điều trị trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn, qua đó giúp ngăn chặn bệnh Barrett thực quản, một dạng tiền ung thư.

Dấu hiệu bất thường của trào ngược a xít
Nhận biết đúng các dấu hiệu trào ngược a xít giúp điều trị bệnh hiệu quả - Ảnh: Shutterstock
Dưới đây là một số dấu hiệu bất thường của chứng trào ngược a xít, theo báo The Times of India dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe.
Đau họng
Rất dễ nhầm lẫn đau họng là một triệu chứng của cảm lạnh thông thường hoặc bệnh cúm, nhưng đôi khi các vấn đề về tiêu hóa cũng có thể dẫn đến đau họng. Đau họng là một dấu hiệu bất thường của hàm lượng a xít quá nhiều, nếu bạn chỉ bị đau họng ngay sau bữa ăn.
Buồn nôn
Buồn nôn là dấu hiệu thông thường của trào ngược a xit song không thường xảy ra. Vì vậy, lần sau khi bạn cảm thấy buồn nôn sau bữa ăn, đó có thể là một triệu chứng của trào ngược a xít.
Đắng miệng
Một dấu hiệu không bình thường của trào ngược a xít là cảm giác đắng miệng. Điều này là do a xít thoát ra từ dạ dày trở lại vào cổ họng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn của trào ngược a xít, nó gây nghẹt thở.
Huỳnh Thiềm

Nấc, trào ngược



Tôi thường bị nấc và trào ngược thức ăn lên trên làm khó chịu. Xin hỏi có cách dân gian nào hạn chế tình trạng này không, vì tôi không muốn dùng thuốc. Xin cảm ơn. (hoangth@...)
Bạn có thể áp dụng một trong những cách sau để trị hoặc cải thiện tình trạng nói trên: dùng 5 cuống quả bí xanh (lấy đầu trên sát thân cây, đầu dưới sát quả), rửa sạch, thái mỏng, sấy khô, cho vào ấm pha trà, chế thêm 0,3 lít nước sôi, đậy ấm kín sau 20 phút, chắt lấy nước dùng hết trong ngày. Hoặc dùng một ít mè đen (30 gr) sấy khô, tán nhuyễn, trộn với ít đường trắng, dùng với nước nóng. Hoặc dùng 7 cái tai của quả hồng, rửa sạch, giã dập cho vào ấm pha trà cùng 200 ml nước sôi, đậy kín sau 20 phút, dùng hết trong ngày, dùng 2-3 ngày liền như vậy. Hoặc dùng đinh hương 3 gr, tai quả hồng 7 cái. Cả hai đem giã dập, cho vào ấm pha trà, thêm 200 ml nước sôi, ủ kín, sau 20 phút chắt lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày, dùng liền 2-3 ngày như vậy. Nếu áp dụng một trong những cách trên không hết thì cần đi khám ở chuyên khoa tiêu hóa.
Lương y Vũ Quốc Trung

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Mẹo chữa nấc, trào ngược



Một số người mỗi khi ăn uống vội vàng thường bị nấc, kèm theo tình trạng trào ngược thức ăn lên họng gây khó chịu.
Dưới đây là một số mẹo hướng dẫn của lương y Quốc Trung dùng cho trường hợp nói trên:
- Dùng 5 cái cuống của quả bí xanh. Khi cắt cuống quả bí xanh cần lưu ý là, cắt đầu trên sát với thân dây, đầu dưới thì cắt sát với quả. Cách làm: rửa sạch, cắt mỏng và sấy khô cuống bí rồi cho vào ấm trà cùng nửa lít nước thật sôi, đậy kín bình lại để đó chừng 20-30 phút thì chắt lấy nước, chia dùng trong 2 ngày, mỗi ngày uống 3 lần. 
 

Quả hồng - Ảnh: H.Mai
- Dùng 7 cái tai của quả hồng, đem rửa sạch, giã hơi dập rồi cho vào bình trà cùng 200-250 ml nước thật sôi, đậy kín nắp lại để đó chừng 20-30 phút thì dùng. Chia làm 3 lần dùng trong ngày, cần uống 2-3 ngày liền như vậy.
- Lấy 30 gr mè đen đem sấy khô, tán nhỏ rồi đem trộn với 20 gr đường trắng. Chia làm 2-3 lần dùng trong ngày. Khi dùng cho vào nước chín còn âm ấm.
- Lấy 7 cái tai của quả hồng, rửa sạch, giã hơi dập, cùng với 3 gr đinh hương cho vào bình trà cùng 200-300 ml nước thật sôi, đậy kín nắp bình lại chừng 20-30 phút là dùng được. Chia làm 3 lần uống trong ngày, nên uống liền 2-3 ngày như thế nếu hay bị tình trạng nấc cụt kèm trào ngược.
Ngoài ra, theo lương y Quốc Trung, cũng cần lưu ý, một số trường hợp bị tình trạng trào ngược thức ăn nghiêm trọng, và xảy ra thường xuyên thì cần đến bệnh viện để kiểm tra bệnh lý khác ở đường tiêu hóa.
>> Bảo tàng Toán học độc nhất ở Mỹ
>> Xem truyền hình trực tiếp "ngày tận thế"
Hạ Mai

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Liệu pháp trị trào ngược dạy dày thực quản



Các chuyên gia thuộc Tổ chức Chăm sóc sức khỏe Mayo Clinic (Mỹ) tìm ra phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, thường được gọi là chứng ợ nóng.

Theo Hãng tin UPI dẫn lời tiến sĩ Kristi Harold, việc điều trị liên quan đến một thủ thuật - một vòng nhỏ các hạt từ tính được chèn vào khoảng cuối thực quản của bệnh nhân. Một khi bệnh nhân nuốt, hành động này phá vỡ các liên kết từ tính giữa các hạt, do đó, thức ăn có thể đi vào dạ dày, nhưng sức hút từ tính sau đó hút các hạt lại, vì thế a xít không thể chảy ngược vào thực quản, chuyên gia Harold giải thích. "Thủ thuật này (mất chưa tới 1 giờ) mở ra hy vọng về một lựa chọn khác cho những bệnh nhân không đáp ứng tốt với thay đổi lối sống hoặc những người muốn một liệu pháp thay thế thuốc", chuyên gia Harold nói.
Mai Duyên
>> Chữa trào ngược dạ dày thực quản
>> Trào ngược dạ dày - thực quản
>> Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Trào ngược dạ dày thực quản dễ gây hen suyễn



Trào ngược dạ dày thực quản và hen suyễn có mối liên quan qua lại lẫn nhau, giống như giữa con gà và quả trứng, rất thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi.
Trào ngược dạ dày thực quản và hen suyễn có mối liên quan qua lại lẫn nhau, giống như giữa con gà và quả trứng, rất thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi.
Mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, lại thêm bệnh hen suyễn nên bé trai nhà chị Thu, quận Bình Tân, TP HCM gầy nhom. Chị đã thử đủ cách nhưng mỗi lần ăn cái gì vào là bé lại nôn ói hết cả ra, ho sặc sụa. Đi khám bác sĩ uống thuốc 2 tháng nay nhưng tình trạng bé vẫn chưa cải thiện.
"Đút chén cháo cho con cả buổi trời, có khi vừa đút được muỗng cuối cùng là con ói trào ra hết, vừa xót con, vừa bực cả mình, mỗi bữa ăn của con là cả nhà cứ phải ầm ĩ cả lên vì tiếng con khóc, tiếng mẹ quát tháo. Nấu cháo cũng phải nhiều để lỡ con có ói thì có thứ để ăn tiếp", chị Thu thở dài ngao ngán.
hen-phe-quan-o-tre-nho_1370591202[148208
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), hai bệnh trào ngược dạ dày thực quản và bệnh hen có tác động qua lại lẫn nhau.
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch chứa trong dạ dày trào ngược vào thục quản. Bệnh khá phổ biến, nhất là lứa tuổi 1-6 tháng. Tỷ lệ trẻ bị trào ngược ở 3 tháng đầu là 50%, 4-5 tháng là 67%, sau 1 tuổi là 5%.
Biểu hiện của bệnh rất đa dạng, bao gồm nôn trớ, ói, nhất là sau khi ăn; ói máu; cơn khóc co thắt, khó dỗ; khò khè, ho tái đi tái lại nhiều lần, nhất là về ban đêm; biếng ăn bú kém, chậm lớn, cong ưỡn lưng khi bú; khàn tiếng; viêm họng; sâu răng, viêm tai giữa thứ phát; đau ngực, ợ nóng, đau bụng. Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng, bằng các xét nghiệm như siêu âm bụng, nội soi thực quản, chụp Xquang...
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý nếu xảy ra thường xuyên, kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Trên hệ hô hấp, trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra suyễn, ho mãn tính, viêm phổi, viêm phế quản, xẹp phổi, giãn phế quản, cơn ngưng thở, chậm nhịp tim, thở rít, viêm thanh quản, khàn tiếng. Thông thường, 90-95% trẻ hết triệu chứng lúc 12-18 tháng tuổi.
Mối liên quan giữa trào ngược dạ dày thực quản và hen suyễn giống như mối liên quan qua lại giữa con gà và quả trứng. Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây nên cơn hen suyễn cấp, làm suyễn nặng hơn, khó điều trị và kiểm soát hơn. Ngược lại suyễn cũng làm cho trào ngược dạ dày thực quản xảy ra thường xuyên và nặng nề hơn. Trẻ hen suyễn có tỷ lệ trào ngược dạ dày thực quản cao hơn trẻ bình thường.
Thông thường, cơn ho ở bệnh nhân suyễn làm tăng áp lực ở bụng, tăng áp lực thường xuyên cơ vòng thực quản, dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra việc tắc nghẽn đường thở, ảnh hưởng của thuốc điều trị hen suyễn cũng gây ảnh hưởng đến việc trào ngược. Trong khi đó, trào ngược dạ dày thực quản là yếu tố kích phát mạnh lên hen, là nguyên nhân làm cho bệnh hen kém đáp ứng với thuốc điều trị.
Cần nghĩ đến suyễn kèm trào ngược dạ dày thực quản khi trẻ vẫn lên cơn suyễn dù đang điều trị phòng ngừa, bên cạnh việc điều trị loại trừ các lý do thất bại khác, khi trẻ lên cơn sau bữa ăn và lúc ngủ, có các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản đặc biệt là khi dùng thuốc giãn phế quản.
Cha mẹ có trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản cần lưu ý:
- Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn làm nhiều cữ.
- Cho trẻ nằm đầu cao sau khi ăn.
- Tránh uống nhiều nước 1 giờ trước khi ngủ.
- Tránh một số thức uống, thức ăn như chocolate, trà, ca cao, cà phê, nước uống có ga, kẹo bạc hà, nước cam, cà chua, thức ăn có nhiều gia vị....
- Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn bác sĩ.
Lê Phương

Trẻ trào ngược chưa hẳn do bệnh lý



Trẻ trào ngược chưa hẳn do bệnh lý
TT - Chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ cần được theo dõi và điều trị hợp lý, vì theo thông tin đăng trên tạp chí Pediatrics, nhiều trẻ bị trào ngược chưa hẳn là tình trạng bệnh lý.
Khoảng 60% trẻ bị trào ngược, trong đó trào ngược bệnh lý chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều trong số những trẻ bị trào ngược. Tuy nhiên trẻ thường khỏi khi được 1 tuổi.
Trào ngược sinh lý có thể dùng ít hoặc điều trị bằng biện pháp không dùng thuốc, trong khi trào ngược bệnh lý cần chăm sóc điều trị chặt chẽ hơn.
Nghiên cứu cho thấy tình trạng kê toa với chẩn đoán bệnh trào ngược còn phổ biến và điều này dẫn đến dùng nhiều thuốc không cần thiết cho trẻ.
BS HUỲNH KHIÊM HUY
Theo Pediatrics

Nuốt nghẹn tức ngực, coi chừng ung thư thực quản


Bệnh nhân vào khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM) trong tình trạng nôn ra máu. Hai tháng trước, người bệnh thấy tức ngực, nuốt nghẹn khi ăn uống nhưng không đi khám vì cho là không quan trọng.
Nghi ngờ có khối u, bác sĩ nội soi cấp cứu cho bệnh nhân và phát hiện khối u thực quản cứng, trên bề mặt khối u có vết loét sâu đang chảy máu tươi. Đây là một trường hợp ung thư thực quản có biến chứng xuất huyết tiêu hóa.
sasasa
Khối u tìm thấy trong thực quản của một bệnh nhân.
Ông Minh không phải là trường hợp duy nhất nhập viện khi bệnh đã diễn tiến nặng. Nhiều bệnh nhân khi đến bệnh viện thì khối u đã quá to, gây biến chứng, thậm chí di căn khiến việc điều trị trở nên khó khăn.
Ung thư thực quản là bệnh lý có khối u ác tính trong lòng thực quản (ống nối từ họng xuống dạ dày có nhiệm vụ đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày). Bệnh không phổ biến như ung thư dạ dày nhưng tỷ lệ tử vong cao.
Loại ung thư này thường gặp ở đàn ông trung niên (trên 50 tuổi). Bệnh nhân thường không có triệu chứng, hoặc chỉ nuốt đau, nuốt vướng hay đau ngực khi ăn uống. Các triệu chứng này không rõ ràng và thoáng qua, nên rất dễ bị bỏ qua. Bệnh nhân ít chú ý các triệu chứng này và thường không đi khám bệnh, thậm chí một số trường hợp bác sĩ phải hỏi kỹ, bệnh nhân mới nhớ ra các triệu chứng này đã có từ vài tháng trước.
Bệnh nhân thường cảm giác mắc nghẹn, không thể nuốt thức ăn vào được hoặc có cảm giác có cục gì chặn lại giữa cổ họng rất khó chịu. Nếu cố gắng nuốt sẽ cảm giác bị ngạt thở, tức ngực, thậm chí bị ọe ngược ra. Triệu chứng ban đầu có thể chỉ là nghẹn với thức ăn to, cứng, sau đó sẽ đến thức ăn mềm hơn cũng nghẹn, khi bệnh tiến triển thì thức ăn lỏng như cháo cũng nghẹn, thậm chí nước uống cũng mắc. Khi có triệu chứng nuốt nghẹn là bệnh đã tiến triển, khối u đã lớn và làm hẹp lòng thực quản ít nhất 50%.
Biến chứng của ung thư thực quản chủ yếu là suy kiệt dần do không ăn uống được. Ung thư thực quản có thể chèn ép xâm lấn khí phế quản nằm bên cạnh gây khó thở. Ung thư thực quản có thể xâm lấn tạo một đường dò từ thực quản sang khí phế quản (đường dẫn khí từ mũi họng xuống phổi) làm bệnh nhân bị ho sặc thường xuyên hoặc gây viêm phổi.
Biến chứng xuất huyết tiêu hóa thường rất ít gặp, triệu chứng chủ yếu là đi cầu phân đen hoặc ói ra máu. Cuối cùng bệnh càng ngày càng tiến triển và di căn phổi, di căn xương, di căn gan.
Hiện không xác định rõ ràng nguyên nhân gây ung thư thực quản. Các yếu tố nguy cơ như uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc lá, ăn thức ăn có nhiều chất nitrates (trong thành phần của đồ hộp, thịt nguội), thói quen ăn uống đồ nóng, nhất là uống trà nóng, chế độ ăn thiếu một số chất vi lượng như kẽm, vitamine A. Người bị viêm loét thực quản do tự tử bằng hóa chất trước đó (nhất là thuốc tẩy); người bệnh trào ngược dạ dày thực quản kéo dài.
Điều trị triệt để ung thư thực quản giai đoạn tiến triển có kết quả rất hạn chế do người bệnh nhập viện muộn. Các phương pháp điều trị là phẫu thuật cắt đoạn thực quản ung thư, hóa trị và xạ trị hỗ trợ trước phẫu thuật có thể làm tăng tỷ lệ thành công của điều trị. Trong trường hợp bệnh đã tiến triển quá giai đoạn phẫu thuật, việc điều trị chỉ giúp giải quyết triệu chứng bằng cách đặt ống thông (stent) trong thực quản qua nội soi làm bớt hẹp lòng quản giúp bệnh nhân ăn uống được.
Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, điều trị bằng phẫu thuật sẽ cho kết quả tốt. Có thể dùng phương pháp mới là nội soi cắt bỏ lớp bề mặt trên cùng của vùng ung thư khi khối u còn nhỏ và chưa ăn sâu vào các lớp bên dưới. Phương pháp này được gọi là "Cắt hớt niêm mạc qua nội soi".
Để phòng tránh ung thư thực quản, mọi người nên bỏ rượu và thuốc lá, tránh ăn nhiều đồ hộp, bỏ thói quen ăn thức ăn còn quá nóng, uống trà quá nóng, ăn nhiều rau xanh. Người đã có tiền sử mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nên tuân thủ điều trị của bác sĩ và tái khám theo định kỳ.
Nội soi dạ dày là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán bệnh. Khi có bất kỳ triệu chứng khó chịu như đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, ợ ngược, nóng rát ngực hay cảm giác vướng cổ, nuốt vướng nên đi khám bệnh và nội soi. Người đã có tiền sử mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản kéo dài càng nên đi khám sớm.
Thạc sĩ - Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương
Phó khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Có nên sử dụng gối hỗ trợ chống trào ngược không, các mẹ cho em lời khuyên ạ!


  1. #1
    Avatar của Hai_xu
    Hai_xu đang offline Thành viên Webtretho Thành viên 4 năm Bài gửi: 103 Được cảm ơn 59 lần
    Tham gia: 23/04/2009
    Bài gửi: 103
    Được cảm ơn: 59 lần
    Tên bé: Nguyễn Thùy Dương
    Ngày sinh: 21/12/2012

    Có nên sử dụng gối hỗ trợ chống trào ngược không, các mẹ cho em lời khuyên ạ!

    Tình hình là bé nhà em mới 20 ngày tuổi nhưng bé rất hay trớ, ăn xong nằm 1 lúc, bé bắt đầu vặn người, rặn ị rồi trớ ra các mẹ ạ. Đã có lần bé trớ ra cả đường mũi nữa nên em rất sợ bé bị sặc. Thành thử đêm em chẳng dám ngủ, mắt cứ mở to tướng nhìn con, mệt rũ xả người. Em thấy có một số nơi bán loại gối chống trào ngược cho trẻ, loại Summer Infant Symmetry Sleep System 45040-BC ý ạ, giá hơn 900k, với một loại cũng của hãng này, giá gần 500k. Các mẹ có ai đã từng dùng loại gối này chuea, cho em xin lời khuyên với ạ. Em chỉ lăn tăn nhất là không biết gối dốc thì có ảnh hưởng đến cột sông của bé không. Các mẹ cho em xin ý kiến với nhé. Em cảm ơn mọi người!

    Xem các chủ đề mới nhất:



  2. #2
    Avatar của Hai_xu
    Hai_xu đang offline Thành viên Webtretho Thành viên 4 năm Bài gửi: 103 Được cảm ơn 59 lần
    Tham gia: 23/04/2009
    Bài gửi: 103
    Được cảm ơn: 59 lần
    Tên bé: Nguyễn Thùy Dương
    Ngày sinh: 21/12/2012

    Re: Có nên sử dụng gối hỗ trợ chống trào ngược không, các mẹ cho em lời khuyên ạ!

    Không mẹ thông thái nào có kinh nghiệm vụ này ạ, huhu

  3. #3
    Avatar của phamtranganh
    phamtranganh đang offline Thành viên Webtretho Thành viên 2 năm Bài gửi: 263 Được cảm ơn 746 lần
    Tham gia: 20/06/2011
    Bài gửi: 263
    Được cảm ơn: 746 lần

    Re: Có nên sử dụng gối hỗ trợ chống trào ngược không, các mẹ cho em lời khuyên ạ!

    Ăn xong bạn có vỗ ợ hơi và bế con khoảng 15 phút ko? Mình kê cao đệm cũi của con dốc 15 độ. Hôm nào khó chịu vặn vẹo nhiều thì có trớ, nên mình cố gắng ko để con khó chịu, vặn vẹo. Cho con nằm dốc 15 độ ko ảnh hg j nhé, bệnh viện ở nc ngoài họ làm vậy.

  4. Thành viên sau cảm ơn "phamtranganh" vì bài viết hữu ích:

    Hai_xu (18/01/2013)

  5. #4
    Avatar của Hai_xu
    Hai_xu đang offline Thành viên Webtretho Thành viên 4 năm Bài gửi: 103 Được cảm ơn 59 lần
    Tham gia: 23/04/2009
    Bài gửi: 103
    Được cảm ơn: 59 lần
    Tên bé: Nguyễn Thùy Dương
    Ngày sinh: 21/12/2012

    Re: Có nên sử dụng gối hỗ trợ chống trào ngược không, các mẹ cho em lời khuyên ạ!

    Mình bế bé 20p sau khi ăn xong rồi mới đặt, còn vỗ ợ hơi thì có hôm bé ợ có hôm không. Cách của bạn rất hay, mình cũng cho bé nằm cũi, mình sẽ thử làm theo cách bạn chỉ. Cảm ơn bạn phamtranganh nha!

  6. Thành viên sau cảm ơn "Hai_xu" vì bài viết hữu ích:

    diamondvan (08/06/2013)

  7. #5
    Avatar của PetitBidou
    PetitBidou đang offline Thành viên Webtretho Bài gửi: 144 Được cảm ơn 301 lần
    Tham gia: 22/01/2013
    Bài gửi: 144
    Được cảm ơn: 301 lần

    Re: Có nên sử dụng gối hỗ trợ chống trào ngược không, các mẹ cho em lời khuyên ạ!

    Bé nhà mình trào ngược từ lúc sinh đến hết tháng thứ 5. 2thasng đầu nằm gối dốc 15 độ từ eo lưng đến đầu. Từ tháng thứ 3 nằm dốc 30 độ. Giờ bé 6 tháng, khi nào ốm tịt muĩ nằm dốc 45 độ, không ốm thì nằ Bệt không chăn không gối. Bé ngủ riêng phòng riêng giường từ lúc mới sinh,gối dốc vừa khít kích thước cũi, nằm túi ngủ, dốc 15 độ thì không bị trượt, từ 30 độ phải có thêm miếng chèn hoặc đai an toàn.

  8. #6
    Avatar của lan_hodiep79
    lan_hodiep79 đang offline Thành viên Webtretho Thành viên 1 năm Bài gửi: 23
    Tham gia: 22/06/2012
    Bài gửi: 23
    Được cảm ơn: 6 lần

    Re: Có nên sử dụng gối hỗ trợ chống trào ngược không, các mẹ cho em lời khuyên ạ!

    bé nhà mình sinh non 7 tháng bị trào ngược dạ dày thực quản toàn trào ra mũi thôi,lúc đón bé về cô y tá tư vấn qua nhi đồng 1 mua gối chống trào ngược cho bé nằm rất an toàn,nhưng mua về khui ra con không nằm được vì bé nhỏ quá có 1,8 kg thôi,thế là bỏ xó đấy.Mỗi lần cho bú xong mình bế vác vỗ cho bé ợ hơi rồi bế thêm 20-30 phút nữa xong đặt bế nằm kê cao từ đầu cho tới phần eo,mình thấy bé đỡ hẳn ngày nào bị trào thì cũng chỉ bị 1 lần mà ít trào ra mũi,lúc đặt bé xuống thì nhẹ nhàng thôi đừng để bé giật mình khó chịu,2 tuần nay mình không cho bé uống thuốc chống trào nữa nhưng thấy vẫn ổn.

  9. #7
    Avatar của me_b
    me_b đang offline Thành viên Webtretho Thành viên 2 năm Bài gửi: 211 Được cảm ơn 121 lần
    Tham gia: 08/08/2011
    Bài gửi: 211
    Được cảm ơn: 121 lần

    Re: Có nên sử dụng gối hỗ trợ chống trào ngược không, các mẹ cho em lời khuyên ạ!

    Con m cũng đang dùng gối summer infant như bạn nói ấy, m cũng cho bé ợ, nằm dốc, chứ chỉ ợ k thôi thì sau 2 tiếng bé vẫn lên mũi, lên ít thì k ra mũi chứ vẫn trào lên làm viêm nhiễm mũi họng.
    M cũng thừa 1 gối vì đc tặng 2 cái. Bạn qtam thì pm nhé m thanh lý 1 chiếc để mua ghế rung cho con

  10. #8
    Avatar của Hai_xu
    Hai_xu đang offline Thành viên Webtretho Thành viên 4 năm Bài gửi: 103 Được cảm ơn 59 lần
    Tham gia: 23/04/2009
    Bài gửi: 103
    Được cảm ơn: 59 lần
    Tên bé: Nguyễn Thùy Dương
    Ngày sinh: 21/12/2012

    Re: Có nên sử dụng gối hỗ trợ chống trào ngược không, các mẹ cho em lời khuyên ạ!

    Trích dẫn Nguyên văn bởi me_b Xem bài viết
    Con m cũng đang dùng gối summer infant như bạn nói ấy, m cũng cho bé ợ, nằm dốc, chứ chỉ ợ k thôi thì sau 2 tiếng bé vẫn lên mũi, lên ít thì k ra mũi chứ vẫn trào lên làm viêm nhiễm mũi họng.
    M cũng thừa 1 gối vì đc tặng 2 cái. Bạn qtam thì pm nhé m thanh lý 1 chiếc để mua ghế rung cho con
    Cả nhà ơi mấy hôm nay bé nhà mình trớ suốt ngày, hầu như bữa nào cũng trớ, kể cả khi bế bé trên tay lẫn khi đặt xuống giường. Mặc dù mình đã vỗ và bé đã ợ hơi rồi đấy. Mình xót quá, không hiểu con trớ thê có sao không, mà cảm giác sữa out hết, chắc chả còn gì trong bụng, thì lớn thế nào được? Gối chống trào ngược mẹ nó thanh lý bao nhiu vậy, pm cho mình bít với? Mà các mẹ cho mình hỏi thêm, ghế rung có giúp gì được trong việc chống trớ không ạ?

  11. #9
    Avatar của saothuong
    saothuong đang offline Thành viên Webtretho Thành viên 3 năm Bài gửi: 37
    Tham gia: 09/01/2010
    Bài gửi: 37
    Được cảm ơn: 3 lần
    Tên bé: Đặng Quỳnh Giao
    Ngày sinh: 12/07/2012

    Re: Có nên sử dụng gối hỗ trợ chống trào ngược không, các mẹ cho em lời khuyên ạ!

    Mẹ cho ăn xong thì bế con thẳng đỡ lấy cổ đầu của con một lúc, hoặc vắt vai rồi vỗ vỗ lưng nhẹ nhẹ, đến lúc con hợ hơi xong thì được. Trong thời gian này nên kê gối cao hơn khi nằm xuông hoặc đặt hơi dốc. Ra tháng thì bé sẽ hết trớ. Nhưng đừng tham ăn nhiều, cho bé ăn đủ (sẽ tự bỏ ti khi no, 3 tếng ti một lần). Ra tháng rồi bé vẫn bị trớ nữa thì hãy để í thêm các triệu chứng có thể bé bị thiếu canxi đấy mẹ nó ạ.

  12. #10
    Avatar của me_b
    me_b đang offline Thành viên Webtretho Thành viên 2 năm Bài gửi: 211 Được cảm ơn 121 lần
    Tham gia: 08/08/2011
    Bài gửi: 211
    Được cảm ơn: 121 lần

    Re: Có nên sử dụng gối hỗ trợ chống trào ngược không, các mẹ cho em lời khuyên ạ!

    Ghế rung m đọc hết các kno các mẹ trên này nên quyết đầu tư, mẹ nó cứ nghiên cứu xem. M fair vừa trông vừa làm việc nhà nên thấy rất tiện, đỡ fai bế lâu sau bú đỡ trào ngc khi tỉnh, khi ngủ thì m đã có gối summer kia rùi, gối này có vòng đeo tai cũng rất hay